KẾ TOÁN MINH VIỆT - Dịch Vụ Kế Toán - Đào Tạo Kế Toán



Cách Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Năm 2019 - TNDN

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 mới nhất hiện nay theo thông tư 78 và thông tư 96 quy định về luật Thuế TNDN

Trước khi tìm hiểu cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 bạn cần nắm vững 2 thông tư sau là thông tư 78/2014/TT-BTCthông tư 96/2015/TT-BTC luật thuế TNDN mới nhất hiện nay quy định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất

cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019

Ta sẽ tìm hiểu từng bước một về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019 như sau:

Công thức tính thuế TNDN:

Thuế TNDN

phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)

)

x

Thuế suất

thuế TNDN


1/ Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định


1.1/ Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế

=

Doanh

thu

-

Chi phí

được trừ

+

Các khoản

thu nhập khác

 


1.1.1/Doanh Thu:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả khoản phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

    Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Là doanh thu không có thuế GTGT.

    Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán:                        100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%):         10.000 đồng.

Giá thanh toán:              110.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

c) Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

1.1.2/ Chi phí được trừ là những khoản chi phí không nằm trong các khoản chi phí không được trừ theo quy định của pháp luật và đồng thời các khoản chi phí được trừ phải đáp ứng các điều kiện sau:

    Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

1.2/ Xác định thu nhập được miễn thuế: Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp gồm 12 khoản thu nhập được miễn thuế TNDN quy định chi tiết tại Thông tư 78 và 96 của Bộ tài chính mới nhất hiện nay. Cụ thể tại Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định.

1.3 /Xác định xác định lỗ và chuyển lỗ:

Xác định lỗ và chuyển lỗ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

+ Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế cả năm mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

 + Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế toán thuế TNDN, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm.

 + Trong thời gian chuyển lỗ nếu có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ mới phát sinh này sẽ được chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

+ Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo.

2/ Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Xác định quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau

2.1. Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài việc thực hiện trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của Điều này còn phải đảm bảo tỷ lệ trích quỹ tối thiểu quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ.

2.2. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm (hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm) áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.

2.3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2.4. Doanh nghiệp không được tính các khoản đã chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp từ quỹ phát triển khoa học công nghệ mà không đủ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích quỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.5. Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.

Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế.

2.6. Trường hợp Nghị định của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ có các nội dung về trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp quy định khác thì Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ ban hành Thông tư Liên bộ hướng dẫn bổ sung nội dung này đảm bảo phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ.

3/ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất thuế TNDN được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp là 20%. Trong đó, có một số trường hợp khác:

    Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%

    Đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức không phải là doanh nghiệp, nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

                 + Dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%. Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%

                 + Kinh doanh hàng hóa: 1%

                 + Hoạt động khác: 2%

Trong đó:

 

Quy định nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 12. Nguyên tắc xác định

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Việc phân bổ số thuế phải nộp quy định tại khoản này không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có các công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

Điều 13. Xác định số thuế phải nộp

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:

Tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc

=

Tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc

Tổng chi phí của doanh nghiệp

Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của doanh nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế do doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các năm sau.

Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương, số liệu để xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.

Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các trường hợp có sự thay đổi này. Từ kỳ tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được sử dụng ổn định theo nguyên tắc nêu trên.

Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt động

Nhận làm dịch vụ kế toán trọn gói uy tín giá rẻ  nhất hiện nay tham khảo thêm tại: Dịch vụ kế toán trọn gói

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo

kế toán minh việt


thuong hiệu việt

thương hiệu tin dùng minh việt