KẾ TOÁN MINH VIỆT - Dịch Vụ Kế Toán - Đào Tạo Kế Toán



Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Trước Khi Lập BCTC

Hướng dẫn cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính (BCTC) và cách sắp xếp chứng từ gốc 1 cách khoa học

Việc đầu tiên khi tiếp nhận chứng từ sổ sách kế toán của doanh nghiệp đó chính là công việc kiểm tra sổ sách kế toán và sắp xếp sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính đây là một bước rất quan trong để hoàn thiện báo cáo tài chính một cách nhanh nhất và chuẩn nhất

Với kinh nghiệm lâu năm về làm dịch vụ báo cáo tài chính Kế Toán Minh Việt xin được chia sẻ cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính như sau:

Đầu tiên các bạn cần sắp xếp chứng từ gốc 1 cách khoa học:

Các chứng từ gốc nên được sắp xếp theo thứ tự trong bảng kê khai thuế đầu ra đầu vào hàng tháng, hàng quý. Các hoá đơn đầu ra, đầu vào được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT đã nộp cho Cơ quan Thuế hàng kỳ.

cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN:

Chứng từ gốc mua vào (hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên kẹp với ủy nhiệm chi hoặc chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt), bán ra xếp theo thứ tự kê khai của tờ khai thuế GTGT.

Ngoài ra hóa đơn mua vào, bán ra phô tô để kẹp với các chứng từ khác :

- Phiếu thu: kẹp với liên 3 của hóa đơn GTGT, cuống séc rút tiền TK ngân hàng và các chứng từ liên quan khác…

- Phiếu chi: kẹp với hóa đơn mua vào, giấy nộp tiền vào TK ngân hàng, đề nghị tạm ứng và các chứng từ liên quan khác

- Phiếu nhập kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn mua vào là hàng hóa

- Phiếu xuất kho (hàng hóa): kẹp với hóa đơn bán ra liên 3

- Phiếu kế toán khác

- Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN

- Sổ phụ tài khoản ngân hàng

(Tất cả các phiếu đều được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn)

Đối với các chứng từ đính kèm chứng từ gốc, kế toán nên sắp xếp, lưu trữ như sau:

+ Hoá đơn bán ra nên kẹp cùng với chừng từ thanh toán như phiếu thu, giấy báo có… Ngoài ra có thể kẹp thêm phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế hay thanh lý hợp đồng (nếu có)

+ Hoá đơn mua vào thì kẹp cùng các loại chứng từ thanh toán như uỷ nhiệm chi, phiếu chi, giấy báo nợ… cùng phiếu nhập kho hay giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng

+ Nếu hàng hoá bán chịu thì kẹp cùng với phiếu kế toán hay các phiếu hạch toán và phiếu xuất kho kèm cùng hợp đồng, thanh lý nếu có…

+ Các chứng từ kế toán cần có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) theo đúng chức danh

+ Nên kẹp riêng các chứng từ của từng tháng. Mỗi tháng có một tập có bìa đầy đủ để dễ tìm kiếm và kiểm tra khi cần

Tiếp đến là cách kiểm tra sổ sách trước khi lập báo cáo tài chính như sau:

Kiểm tra số dư của tài khoản tiền gửi ngân hàng trước khi lập báo cáo tài chính

– Sau khi hoàn thành nhập hết các bút toán trong sổ phụ ngân hàng. Nhân viên kế toán cần so sánh số dư trên sổ cái TK 112 so với số dư đến ngày 31/12 trong sổ phụ ngân hàng.

– Nếu số liệu trùng khớp thì không cần rà soát lại. Tuy nhiên trường hợp phát hiện ra sự sai sót, chênh lệch cần dò lại các bút toán với sổ phụ ngân hàng. Để tìm được lỗi sai sau đó khắc phục sớm nhất có thể.

Kiểm tra số dư công nợ cần phải thu và phải trả

– Sau khi tổng kết và lập được bảng tổng hợp số công nợ cần phải thu và số công nợ cần phải trả. Nhân viên kế toán cần gửi thư mail hoặc liên hệ trực tiếp với khách hàng, nhà cung cấp đã hợp tác với doanh nghiệp mình. Để xác nhận và đảm bảo việc ghi chép công nợ chính các và đúng.

– Trong trường hợp số ghi công nợ bằng 0 vẫn cần được xác minh lại. Vì rất có thể phía bên kia sẽ ra một kết quả khác. Vì thế để không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính sau này. Cần có sự cẩn thận kiểm tra toàn bộ

Kiểm tra số dư nợ vay trước khi lập báo cáo tài chính

– Số dư nợ vay trên sổ cái cần bắt buộc phải khớp với số dư trên tài khoản phụ ngân hàng về tiền vay. Nếu có sự chênh lệch cần thiết điều chỉnh lại. Để tìm được nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời

– Các khoản vay từ các tổ chức khác cần tiến hành xin xác nhận. Để đối chiếu khớp trước khi lập báo cáo tài chính

Kiểm tra chỉ tiêu thuế và các khoản cần nộp cho nhà nước và cho tập thể

– Các loại thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài. Và một số loại thuế khác theo quy định… có nhiều giấy tờ và thủ tục khác nhau vì thế cũng cần được kiểm tra, rà soát cụ thể để việc nộp thể nhanh chóng và đơn giản hơn.

– Đồng thời, đối với số dư nợ thuế trước đó. Nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần chủ động tiến hành liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế. Để có biện pháp điều chỉnh cũng như lên phương án trả kịp thời và đúng hạn định.

Lưu ý khi kiểm tra cần kiểm tra thuế đầu vào đầu ra:

Thuế đầu vào: Tài  khoản 133

Kế toán cần đối chiếu:

Số dư nợ đầu kỳ; số dư nợ cuối kỳ; số phát sinh trong kỳ của TK 133 trên các sổ sách chi tiết và tổng hơp phải bằng nhau gồm:

Số dư nợ  TK 133 trên bảng cân đối phát sinh

Số dư nợ  TK 133 trên sổ chi tiết tài khoản

Số dư tài khoản 133 bằng số thuế khấu trừ chuyển kỳ sau trên tờ khai 01/GTGT. Trường hợp không bằng nhau, phải ghi rõ lý do

Số phát sinh hàng tháng của TK 133 phải bằng với số trên chỉ tiêu [24], chỉ tiêu [25] trên tờ khai 01/GTGT. Trường hợp không bằng nhau, phải nêu rõ lý do .

Thuế Đầu ra: Tài khoản 3331

Kế toán cần đối chiếu:

Số dư nợ đầu kỳ; số dư nợ cuối kỳ; số phát sinh trong kỳ của TK 3331 trên các sổ sách chi tiết và tổng hơp phải bằng nhau gồm:

Số dư nợ  TK 3331 trên bảng cân đối phát sinh

Số dư nợ  TK 3331 trên sổ chi tiết tài khoản

Số phát sinh tài khoản 3331 phải bằng số thuế kê khai trên tờ khai 01/GTGT, chỉ tiêu [28]. Trường hợp không bằng nhau, phải ghi rõ lý dođầu ra:

    Hạch toán:

Nợ TK 3331/ Có TK 133

Tài khoản 3331 có thể có dư nợ, hoặc dư có

Kiểm tra tài khoản hàng tồn kho

– Tất cả số lượng, tài khoản hàng tồn kho cần phải được tiến hành kiểm tra, thống kê và cuối năm, những số liệu. Cũng như số hàng tồn kho được thể hiện cụ thể bằng bản kiểm kê hàng tồn kho

– Sau đó, tiến hành đối chiếu số liệu trong bảng nhập – xuất – tồn kho hàng hóa tổng hợp với số liệu trong bảng kiểm kê. Nếu phát hiện thấy sai sót và chênh lệch cần có biên bản xác nhận và xử lí đúng theo quy định

– Tổng số dư về các tài khoản của hàng tồn kho. Sẽ phản ánh trực tiếp trên bảng cân đối phát sinh. Đồng thời cả trên chỉ tiêu hàng tồn kho có trong bảng cân đối kế toán

Hàng tồn kho:

Kế toán cần đối chiếu:

    Số dư nợ đầu kỳ; số dư nợ cuối kỳ; số phát sinh trong kỳ của TK 152,155,156 trên các sổ sách chi tiết và tổng hơp phải bằng nhau gồm:

     Số dư nợ  TK 152,155,156  trên bảng cân đối phát sinh

    Số dư nợ  TK 152,155,156 trên sổ chi tiết tài khoản

    Số phát sinh tài khoản 152,155,156 phải bằng nhập xuất trên sổ kho. Nếu có chênh lệch phải được ghi rõ lý do như : Hàng bán thẳng không nhập kho, hàng đại lý, hàng gửi bán …

Trên là cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính, Kế Toán Minh Việt chúc các bạn thành công !

Nếu quý doanh nghiệp đang chưa biết xử lý chứng từ và chuẩn bị đến kỳ quyết toán thuế chưa biết phải xử lý chứng từ sổ sách kế toán như thế nào mời tham khảo: Dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo

kế toán minh việt


thuong hiệu việt

thương hiệu tin dùng minh việt