KẾ TOÁN MINH VIỆT - Dịch Vụ Kế Toán - Đào Tạo Kế Toán



Danh mục hệ thống mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133

Danh mục hệ thống mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC-  Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133 
Mẫu chứng từ kế toán gồm hai loại chính, chứng từ kế toán bắt buộc và không bắt buộc
Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc bao gồm các mẫu chứng từ có giá trị tương đương với tiền, ví dụ như phiếu thu chi, séc, biên lai… Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do các cơ qua Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị kế toán của các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng biểu mẫu, nội dung cũng như các phương pháp ghi các loại chứng từ trên
Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, hay còn gọi là mẫu không bắt buộc vẫn do các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước quy định, nhưng bộ phận kế toán của doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc thay đổi hình thức mẫu chứng từ để phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133 áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm 5 nhóm chính. Và cả 5 nhóm chính kể trên đều thuộc mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn (không bắt buôc)
-Chứng từ kế toán tiền lương
-Chứng từ kế toán hàng tồn kho
-Chứng từ kế toán bán hàng
-Chứng từ kế toán tiền tệ
-Chứng từ kế toán tài sản cố định
 

DANH MỤC BIỂU MẪU CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo phụ lục 3 của Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

TT

TÊN CHỨNG TỪ

SỐ HIỆU

 

I. Lao động tiền lương

 

1

Bảng chấm công

01a-LĐTL

2

Bảng chấm công làm thêm giờ

01b-LĐTL

3

Bảng thanh toán tiền lương

02-LĐTL

4

Bảng thanh toán tiền thưởng

03-LĐTL

5

Giấy đi đường

04-LĐTL

6

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

05-LĐTL

7

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

06-LĐTL

8

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

07-LĐTL

9

Hợp đồng giao khoán

08-LĐTL

10

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

09-LĐTL

11

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

10-LĐTL

12

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

11-LĐTL

 

II. Hàng tồn kho

 

1

Phiếu nhập kho

01-VT

2

Phiếu xuất kho

02-VT

3

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

03-VT

4

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

04-VT

5

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

05-VT

6

Bảng kê mua hàng

06-VT

7

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

07-VT

 

III. Bán hàng

 

1

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

01-BH

2

Thẻ quầy hàng

02-BH

 

IV. Tiền tệ

 

1

Phiếu thu

01-TT

2

Phiếu chi

02-TT

3

Giấy đề nghị tạm ứng

03-TT

4

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

04-TT

5

Giấy đề nghị thanh toán

05-TT

6

Biên lai thu tiền

06-TT

7

Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

07-TT

8

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

08a-TT

9

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)

08b-TT

10

Bảng kê chi tiền

09-TT

 

V. Tài sản cố định

 

1

Biên bản giao nhận TSCĐ

01-TSCĐ

2

Biên bản thanh lý TSCĐ

02-TSCĐ

3

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

03-TSCĐ

4

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

04-TSCĐ

5

Biên bản kiểm kê TSCĐ

05-TSCĐ

6

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

06-TSCĐ

Xem thêm bài: 

Nội dung chứng từ kế toán theo thông tư 133

Các chứng từ kế toán cần có đầy đủ những nội dung quan trọng

Các loại chứng từ kế toán phải có đầy đủ các đầu mục nội dung sau:

_Tên và số hiệu

_Ngày tháng năm lập chứng từ

_Tên, địa chỉ của cơ quan lập chứng từ

_Tên, địa chỉ của cơ quan nhận chứng từ

_Nội dung kinh tế, tài chính phát sinh

_Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ tài chính phát được ghi bằng số. Tổng số tiền thu chi phải được thể hiện bằng cả số và chữ

_Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan tới chứng từ kể trên

hệ thống mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133

 Lưu trữ chứng từ kế toán theo thông tư 133
Doanh nghiệp phải đặc biệt tuân thủ các quy tắc và trình tự lưu trữ chứng từ kế toán. Các tài liệu kế toán phải được lưu lại trong thời hạn 12 tháng, tính tức lúc kết thúc kỳ kế toán của năm.
Đối với các loại tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị phải lưu trữ ít nhất trong 5 năm.
Đối với các loại tài liệu kế toán sử dụng để ghi chép và thực hiện sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu giữ ít nhất 10 năm
Các tài liệu có ý nghĩa quan trọng tới kinh tế, an ninh quốc gia phải lưu trữ vĩnh viễn
 
Sử dụng chứng từ kế toán theo thông tư 133
Chứng từ kế toán được sử dụng với mục đích chính để ghi chép sổ kế toán. Vì tính pháp lý mà các loại chứng từ phải được sắp xếp theo thời gian, bảo quản an toàn tránh tình trạng mất mát gây ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán doanh nghiệp. Nên nhớ rằng, chỉ có các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước mới có thể tạm giữ hoặc tịch thu và niêm phong các chứng từ kế toán. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó, đơn vị kế toán vẫn có quyền giữ lại một bản sao. Cũng như nhận được báo cáo ghi rõ nguyên nhân và số lượng các loại chứng từ kế toán đã bị tịch thu.
 

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo

kế toán minh việt


thuong hiệu việt

thương hiệu tin dùng minh việt