KẾ TOÁN MINH VIỆT - Dịch Vụ Kế Toán - Đào Tạo Kế Toán



Mẫu Giấy đề nghị tăng ca 2019

Mẫu Giấy đề nghị tăng ca 2019 - Hướng dẫn viết Giấy đề nghị tăng ca - Điều kiện khi sử dụng người lao động tăng ca

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*********

.........., ngày..... tháng ..... năm ......

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ TĂNG CA (1)

 

Kính gửi:

- Ban Giám đốc Công ty (2);

- Phòng Hành chính Nhân sự (3);

- Phòng (4)..................................

 

Ngày tăng ca (5): ...... tháng ...… năm .....

Lý do tăng ca (6): .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Đề nghị Công ty chấp thuận cho chúng tôi được tăng ca:

Stt

Họ và tên

Bộ phận

Thời gian (7)

(Từ … giờ … đến… giờ …)

Nhân viên

ký nhận

Người xác nhận

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

TP. Hành chính Nhân sự

(Xác nhận, ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng bộ phận

(Xác nhận, ký, ghi rõ họ tên)

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Giấy đề nghị tăng ca

(1) Giấy đề nghị này có thể dùng cho cá nhân hoặc tập thể người lao động cùng làm việc trong một bộ phận, một dây chuyền…

(2) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức…

(3) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(4) Bộ phận, phòng, ban, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(5) Ghi chính xác ngày dự kiến tăng ca. Trường hợp phải tăng ca trong nhiều ngày thì có thể ghi từ ngày…./…../….. đến ngày …../…../…..

(6) Thông thường, lý do tăng ca sẽ căn cứ vào yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp có lý do khác chính đáng, phù hợp thì ghi cụ thể lý do đó.

(7) Thời gian tăng ca phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và nội quy lao động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Theo khoản 2 Điều 106 Bộ luật Lao động 2012, người lao động không được tăng ca quá 04 giờ/ngày nếu làm việc theo ngày và trong điều kiện bình thường.

Trường hợp làm theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

Trưởng bộ phận, cán bộ phòng Hành chính Nhân sự có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số giờ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật với thời gian đề nghị làm thêm của người lao động để đảm bảo tuân thủ đúng luật nếu không muốn bị phạt.

Điều kiện khi sử dụng người lao động tăng ca
Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2012, tăng ca (làm thêm giờ) là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được quy định trong luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
 
Không phải bất cứ đề nghị làm tăng ca nào của người lao động cũng được chấp nhận mà người sử dụng lao động phải căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình và quy định của pháp luật để có quyết định hợp lý.
 
Theo đó, người sử dụng lao động quyết định sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện:
 
- Được sự đồng ý của người lao động;
 
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.
 
Nếu áp dụng giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 30 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ/năm.
 
- Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày trong tháng, phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.
 
Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ.

 

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo

kế toán minh việt


thuong hiệu việt

thương hiệu tin dùng minh việt