KẾ TOÁN MINH VIỆT - Dịch Vụ Kế Toán - Đào Tạo Kế Toán



Quy định về mức lương, thưởng tết năm 2020

Tết 2020 đang ngày càng gần kề, các quy định về lương thưởng tết năm 2020 luôn là điều mà người lao động quan tâm nhất trong dịp cuối năm này.

quy định về lương thưởng tết năm 2020

Nghỉ tết 2020 có được hưởng nguyên lương không ?

Theo quy định tại điều 115 Bộ Luật Lao động 2012:

Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ Tết, trong đó: Tết Dương lịch 1 ngày, tết Âm lịch được nghỉ 5 ngày. Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Theo đó tết âm lịch 2020 này người lao động được nghỉ 7 ngày từ 29/12 đến hết mùng 5 âm lịch và được hưởng nguyên lương theo quy định (Do mùng 1 và mùng 2 Tết âm lịch trùng vào thứ 7, Chủ nhật nên NLĐ được nghỉ bù vào ngày mùng 4 và mùng 5 tết).

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng tết không

Điều 103 bộ luật lao động năm 2012 quy định:

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Theo quy định trên thì thưởng tết cho người lao động là quy định không bắt buộc. Mức thưởng tết năm 2020, cho người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động.

Quy định về lương thưởng tháng 13

Hiện nay pháp luật không quy định về lương tháng 13, nên người lao động có thể không được hưởng lương tháng 13. Và mức lương tháng 13 là tiền thưởng cuối năm do các DN tự quy định trong quy chế thưởng, hợp đồng lao động hoặc theo kết quả sản xuất kinh doanh với NLĐ

a. Lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN không ?

Tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.

Như vậy, thưởng Tết, lương tháng 13 là thu nhập phải chịu thuế TNCN.

b. Lương tháng 13 có phải đóng BHXH không ?

Theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội:

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

Như vậy, nếu khoản tiền lương này được ghi ở mục RIÊNG của hợp đồng lao động, không phải là "tiền lương" thì được miễn tính đóng BHXH.

Quy định về lương thưởng làm thêm trong ngày tết

Tùy theo tính chất công việc của từng doanh nghiệp, NLĐ có thể được bố trí đi làm vào ngày Tết, sẽ được coi là làm thêm giờ. Theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm:

- Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ.

Do đó, nếu NLĐ làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch 2020 sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường.

Quy định về mức lương làm thêm vào ban đêm trong dịp tết

Khoản 2, điều 97 Bộ Luật Lao động quy định:

- NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

- Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo thời gian làm việc thực tế, tiền lương làm thêm giờ, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Vậy tổng tiền lương đi làm việc vào ban đêm trong dịp tết 2020, người lao động nhận được bằng 490% tiền lương của ngày làm việc bình thường.

Người lao động có bắt buộc phải đi làm thêm vào ngày tết không

Theo khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động nếu doanh nghiệp muốn người lao động làm việc trong những ngày này thì phải được sự đồng ý của họ và phải trả thêm cho họ ít nhất 300% lương.

Như vậy doanh nghiệp không được ép người lao động làm thêm vào dịp Tết và chỉ bố trí người lao động đi làm khi có sự đồng ý của người lao động.

Mức phạt dành cho DN ép NLĐ đi làm mà không được sự đồng ý của họ

Theo điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu DN ép NLĐ đi làm mà không được sự đồng ý của họ, sẽ bị phạt:

  • Phạt tới 01 triệu đồng nếu vi phạm với 01 đến 10 người lao động;
  • Phạt tới 03 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động;
  • Phạt tới 07 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động;
  • Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động;
  • Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên;
  • Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.
  • Đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng nếu ép người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày lễ tết.

Như vậy các bạn đã nắm được các quy định của pháp luật về lương, thưởng tết, lương tháng 13, mức lương làm thêm trong năm 2020.

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Gọi điện
tel
Messenger
Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo

kế toán minh việt


thuong hiệu việt

thương hiệu tin dùng minh việt